Trong trận chiến với một tướng hùng mạnh khác, Tào Tháo phải bỏ chạy thục mạng.
- Trên đường tháo chạy, tướng địch hô to: " Kẻ mặc áo bào đỏ là Tào Tháo, hãy giết hắn"
- Tào ta nghe thấy lập tức ném áo bào để lính địch không nhận ra mình trong đám đông.
- Tướng giặc mã siêu hô tiếp: " Kẻ râu dài là Tào Thào, trảm hắn"
- Tào tiếp tục cắt phăng chòm râu của mình và tiếp tục cắt luôn tóc chỉ để tẩu thoát thành công.
Qua câu chuyện này, các Trader có thể thấy rằng trên hành trình Trading, việc vứt bỏ cái tôi là cốt lõi để kiểm soát chính mình, luôn bám chặt định hướng đã đề ra. Cái tôi là cái tâm bảo thủ ngăn cản các hành động theo lí trí. Ai cũng hiểu rõ mình cần tuân thủ kỷ luật. Nhưng, hãy để ý tại sao mình lại phá vỡ đi qui tắc ? Mỗi lần tự ý làm khác đi so với nguyên tắc đã đặt ra, hãy tự vấn lí do gì khiến mình như vậy.
Đó là cách DUY NHẤT để đọc vị và thấu hiểu bản thân.
Chỉ có duy nhất chính mình soi rọi lại tâm trạng của mình mới thấy rõ lí do.
Và lí do đó tận cùng chính là CÁI TÔI.
Cái tôi là thứ khiến Trader bị sỉ diện ảo. Cố chấp - tự tin thái quá.
Khi vứt bỏ cái tôi thì mỗi Trader sẽ không còn thấy hổ thẹn gì trước một bàn thua.
Và khi không còn trở ngại gì trong tâm lý thì đã loại bỏ được hoàn toàn cảm xúc.
Quá trình Trading của một Trader cũng khá giống với qui luật đời thường.
Khi mới khởi nghiệp, không có tự ái, sỉ diện gì, chỉ biết phấn đấu, tập trung toàn bộ tinh thần khởi nghiệp nên mọi việc rất thuận.
Sau một thời gian thuận lợi, startup trở thành kì lân, có chỗ đứng trên thương trường thì tâm lý sĩ diện sẽ dâng cao. Luôn thích thể hiện ra vẻ "đại gia" hoặc trở nên tự tin vượt mức và sẵn sàng chi tiền chơi lớn tiếp tục. Lúc đó các tâm lý liên quan đến cái tôi trỗi dậy và có thể bị thất bại ở trận cuối khi bộ máy vận hành đã trở nên cồng kềnh. Đối với Trader, những thứ cảm xúc độc hại cần loại bỏ bao gồm:
- Mình cần phải chiến thắng liên tục để có thành tích đẹp
- Mình nhất định đúng và thị trường (đám đông) sai. Kiên quyết một cách mù quáng
- Thị trường đã quá cao/thấp rồi. Nhất định phải đảo chiều.
- Chắc chắn tuyệt đối về một điều gì đó
- Người khác đánh siêu quá, mình thất tầm thường
LỢI THẾ CỦA VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO
- Loại trừ khả năng thiệt hại lớn - Nhưng nếu thiệt hại nhỏ liên tiếp thì gộp lại cũng thành to, bào mòn tài khoản.
- Còn khả năng chuyển hướng theo thuận lợi khi thị trường vào đúng thế đi
- Loại bỏ hoàn toàn cảm xúc, tâm trạng an ntâm vì đã có chỗ dựa tinh thần ở bộ qui tắc trading.
BẤT LỢI CỦA VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO
- Khả năng tăng trưởng nhanh bị hạn chế: đôi lúc nhìn thấy cơ hội nhưng hết target đành đứng ngoài, không tham.
- Cần thời gian dài để tích cóp, càng tích lũy bạc cắt thì lại dễ sợ mất. Giống tâm lý 1 người cả đời không dám đầu tư vì sợ rủi ro nên rất sợ mất tiền, khi đó dễ bị bệnh không dám cutloss và nuôi hi vọng thôi.
1. Dứt khoát nói "KHÔNG" trrước các cơ hội nằm ngoài phạm vi kiểm soát.
Trong ảnh trên, một kế hoạch giao dịch mẫu đem ra làm ví dụ. Thực tế, mỗi người sẽ phải tự xây dựng một bộ qui tắc chuẩn để trade cho riêng mình. Bộ nguyên tắc đó sẽ bao gồm phương pháp nhìn ra cơ hội tốt và kết thúc cơ hội như thế nào. Cách chốt lời/ cắt lỗ là quan trọng nhất. Vào một căn nhà mà không biết lối thoát hiểm thì thật rủi ro.
- Quy tắc vào lệnh: Nhìn ra cơ hội bằng cách nào. Xác nhận đây là cơ hội tốt và bấm nút đặt lệnh. Ví dụ: khi MACD cắt chéo theo 1 chiều hướng và Giá Vượt SMA thì xác nhận Entry vô lệnh.
- Quy tắc thoát lệnh: khi nào thì giao dịch trở nên bất lợi. Đợi đúng điểm SL cắt tự động hay cắt thủ công. Khi giá phá vỡ qui tắc sẽ kết thúc lệnh ngay chẳng hạn.
Phương pháp Trading theo Mô hình Giá - Price Action |
Ví dụ khác: khi bạn trade thuần túy theo mô hình giá. Vẫn có thể kiểm soát rủi ro theo các mức cản Stoploss. Mỗi Trader không cần biết quá nhiều mô hình giá, chỉ cần một thế võ cũng đã quá đủ để chiến.
2. Dứt khoát TỪ BỎ khi mất kiểm soát
Như thế nào gọi là mất kiểm soát thì tùy vào chiến thuật giao dịch mà Trader đang áp dụng:
- Nếu đang áp dụng kiểm soát rủi ro chặt chẽ theo từng lệnh và trade theo kế hoạch thì rủi ro sẽ được áp dụng bằng cách giới hạn tối đa thua lỗ cho mỗi lệnh.
- Nếu đang áp dụng kiểu bình quân giá thì rủi ro giới hạn tối đa là bao nhiêu vẫn cần được thiết lập mức risk trước khi bị rơi vào thế mất kiểm soát vì phần âm quá lớn. Chẳng hạn âm quá 30% tài khoản đã là vượt mức kiểm soát rồi.
Từ bỏ nghĩa là nhận thấy giao dịch đang ở thế bất lợi.
Không còn kiểm soát được nữa thì sẽ cắt bỏ.
@FXVIET luôn tin tưởng chân lý rằng không ai làm chủ được thị trường, chỉ làm chủ được chính mình, và căn cứ vào qui tắc an toàn do mình đặt ra để bảo vệ tài khoản.
Đối với Trader mới chưa chui rèn tâm lý thì ắt hẳn rơi vào trạng thái đánh bạc khi bị thua lỗ.
Càng gỡ gạc thì càng lún sâu.
Một số kinh nghiệm để làm chủ tâm lý - Tăng cường ý chí ra lệnh cắt lỗ mà @FXVIET đã áp dụng như sau:
- Càng phải ra quyết định khó thì ý chí, nghị lực càng nhanh hao hụt
- Khi ý chí giảm thì mất kiểm soát rất nhanh, không còn tỉnh táo sáng suốt nữa, khi đó dễ hành động rủi ro và lầm vào đặt cược
- Hãy tối giản để dễ kiểm soát nhất có thể.
@FXVIET kể một câu chuyện này mọi người sẽ hiểu lí do tại sao nên tối giản các nhận định.
Vào một hôm đang ngồi ở quán nước, có người qua kẻ lại. Một ý nghĩ khởi lên trong đầu.
" Những người trà trộn qua lại ắt có người xấu tính, họ sẽ chôm chỉa đồ đạc của mình
... Có người này người khác, không phải ai cũng tốt hay xấu như nhau....
Những dòng suy nghĩ tự khởi lên, và ngay khi đó @FXVIET gạt bỏ hết các suy nghĩ vớ vẩn.
Thay vào đó, nhanh tay cất hết đồ đạc và giữ chặt bên người.
Thế là hết lo sợ bị chôm chỉa.
Thế đấy, là con người không tránh khỏi những nhận định cảm tính. Nhưng nhờ phương pháp tối giản sẽ giúp ta đi ngay tới giải pháp để an tâm. Nhờ giải pháp cụ thể sẽ không cần suy luận nghĩ ngợi gì nữa.
Thật là khỏe khoắn đầu óc.
Trong Trading, càng nương tựa vào chiến thuật để đánh giá tình hình thì càng an tâm.
Chỉ cần đơn thương độc mã đánh giá thị trường dựa trên hệ thống phân tích của mình là đủ.
3. Kẻ lì đòn nhất là người chiến thắng
Lì đòn có nghĩa là phải thấu hiểu chính những cảm xúc đang ngầm chi phối mình. Không phải lì đòn là gồng lỗ tới cùng, chấp nhận hi sinh tài khoản chứ không cutloss.
Ví dụ cụ thể: hãy để ý có phải sau khi bị vuột một cú hớ, đáng lẽ thu lợi đáng kể thì lại chốt sớm. Sau đó, tâmm lý tiếc rẻ sẽ khiến giữ lệnh lâu hơn, và chẳng may khi quyết định giữ lệnh lãi lâu hơn thì lại bị thị trường quật trở lại. Khi đó bị quay về chỗ chốt ngắn. Chỉ có bản thân tự mình cảm nhận những diễn biến như vậy trong tâm trạng của chính mình.
Thực hành tạo nên thói quen kỷ luật - Hãy lập bảng Qui tắc trading và kiên định áp dụng theo nó.
Để tạo thành thói quen thì không nên so đo với bất kì trader nào khác.
- Đừng thấy người khác trade có vẻ dễ ăn thì nghi ngờ cách trade của bản thân.
- Hãy luôn nhờ rằng, mọi chiến thuật đều tồn tại điểm yếu và chỉ có Trader mới biết điểm yếu đó là gì.
Ví dụ: một người đánh theo Trend sẽ luôn miệng bảo rằng: hãy trade theo Trend, đừng trade ngược sóng. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ có 1 trend! Xu hướng giống như thị giác mỗi người, có người nhìn bằng mắt thường, có người nhìn qua ống nhòm, có người nhìn xuyên qua cái ống hút....
Thiên hạ đồn đoán kẻ buy người sell, nhưng mỗi trader đều đang nhìn ở một con sóng khác nhau ở khung thời gian khác nhau. Có người còn xem cả khung M1 để bắt sóng, trong khi có khi phân tích trên h4, thế nên trend không phải là bạn quốc dân, mà thiên biến vạn hóa cho từng người. Điểm yếu của con người là đi xem so sánh trend vốn khác xa nhau ở góc nhìn nên sẽ không bao giờ có chuyện chỉ có Trend.
Những cách ứng phó khi ngược sóng mà bạn thấy trader khác đang áp dụng luôn luôn là đòn bẩy, là dao 2 lưỡi. Có thể thuận lợi rất nhiều lần nhưng nếu không rút lãi, dồn vốn đánh để gia tăng volume nhằm lãi cao hơn thì sớm muộn cũng đối mặt với rủi ro lớn nhất của chiến thuật đó.
Ví dụ: thay vì cut loss ngay thì xác định khoản lỗ ngay lúc đó. Còn xử lý bằng cách hedge thì cần phải dành thừoi gian đeo bám theo suốt.
Trên mỗi khung thời gian đều tạo ra 1 sóng khác nhau cả. Quan trọng là đang đánh ngắn hay dài hạn và mục tiêu lợi nhuận/rủi ro thiết lập ra sao mà thôi.
Một tỷ lệ đánh ngược trend (Counter trend) cũng hiệu quả y như đánh Breakout chứ không hề thiên vị kiểu này dễ "ăn" hơn kiểu khác. Miễn là cách kiểm soát rủi ro trong tầm tay. Không để thiệt hại lớn để đi đường dài là chuẩn.
Thế nên, cần biết rõ điểm mạnh/yếu của mỗi loại chiến thuật để đừng tự so sánh, dìm hàng chính mình rồi đi tâng bốc cách trade khác.
- Một Trader theo trend thì bị loss khi gặp sóng yếu đi ngang Sideway và ngỏm khi gồng lỗ dài hạn
- Một Trader theo Price Action thì chết nếu ngoan cố nhồi lệnh.... Xem thêm để hiểu về trend sát thủ non stop [ tại đây ]
Nhìn chung, của thiên trả địa khi không kiểm soát thua lỗ.
GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN KỶ LUẬT
Bằng ứng dụng nhỏ này, mọi người có thể checklist các tiêu chí vào lệnh và thoát lệnh.
Chỉ có thực hành mới quen tay - Trăm hay không bằng tay quen. Ngay cả các Trader gạo cội, chinh chiến lâu năm vẫn dựa trên phương pháp của chính mình để không bị thị trường chi phối.
Chúc mọi người giữ kỷ luật tốt để chiến thắng trong dài hạn.
Xem tiếp cách rèn luyện thói quen tích cực cho Trader ở đây: http://www.fxviet.org/2021/02/cach-ren-luyen-thoi-quen-tich-cuc-lien-tuc-cho-trader.html
__________________________
* Liên hệ FXVIET
Liên hệ với ad để mình tư vấn cụ thể cách thức phân bổ nguồn vốn nhé. Ad hỗ trợ miễn phí 1-1 cho các trader trải nghiệm. Zalo: 0947409918
Mở tài khoản tại sàn trade crypto: Hiện tại mình khuyến khích nên trade tại sàn Binance, Đăng ký [ Tại đây ]